Theo các bác sĩ phụ khoa thống kê thì chị em phụ nữ thông thường thiếu kiến thức chăm sóc bản thân nên đã vô tình mắc phải bệnh phụ khoa mà không biết đến. Cho mãi đến khi bệnh đã trầm trọng hơn thì mới biết mà đi khám, do đó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh tình. Do đó cần phải tìm hiểu về căn bệnh này để chữa bệnh viêm âm đạo kịp thời.
Những căn bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ
Dưới đây là một số bệnh phụ khoa nữ giới thường mắc phải trong đời như sau:Chứng bệnh viêm âm đạo
- Thường do một số kháng khuẩn tự nhiên ở trong âm đạo bị giảm đi thì sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển. Nhưng ngoài ra thì các yếu tố khác như do vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh trong giao hợp không an toàn thì không tránh khỏi dẫn đến nhiễm kí sinh trùng như trùng roi, nấm,...
- Một số biểu hiện như có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (do tạp khuẩn gây ra), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo bị viêm đỏ (do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ nhất là vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (có thể do nấm).
- Do đó khi chị em phụ nữ bị viêm âm đạo thì chỉ cần vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo những chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đi ngủ là có thể chữa bệnh viêm âm đạo.
Chứng bệnh viêm lộ tuyến tử cung
- Thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô ở bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến.
- Một số biểu hiện rõ ràng nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên nhiều khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái thì sẽ thấy rất nhiều khối to căng, rắn, tròn đều.
- Trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10 - 15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.
Chứng bệnh viêm tử cung
- Thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân thường là do sót rau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn, bế sản dịch sau đẻ...
- Thường có biểu hiện như 3 - 4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.
- Khi bị như vậy thì các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần nâng cao thể trạng, sức khỏe và điều trị tích cực, đúng cách.
Chứng bệnh viêm phần phụ
- Người bệnh thường có biểu hiện như đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao, từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, có mùi hôi lẫn mủ.
- Trong trường hợp viêm phần phụ, phương pháp điều trị tích cực nhất là điều trị bằng kháng sinh liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần nghỉ ngơi, có thể chườm đá vùng bị viêm.
Chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Nguyên nhân là do khi quá trình quan hệ bị tổn thương, cọ xát quá mức với bao cao su, thụt rửa sâu, nấm khuẩn... và đa số chứng bệnh này không cần bất cứ trị liệu gì, cũng không có cảm giác khó chịu, nên chỉ khi đi khám phụ khoa thì mới biết mình bị bệnh.
- Bệnh này không ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh sản sau này. Nhưng cũng tùy vào mỗi người sau khi sinh thì do kích thích tố thay đổi khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, song đối với bào thai, cơ bản không ảnh hưởng gì.
0 nhận xét:
Post a Comment